Hôm nay :

*Hotline: 0868 918 116 - 0868 918 116

[tintuc]Mỗi khi nhắc đến lễ hội đặc sắc của các dân tộc sống trên vùng Cao nguyên Địa chất này, du khách thường kể đến đầu tiên là lễ hội Lồng tồng của đồng bào Tày, Nùng, lễ hội cấp sắc của đồng bào Dao, lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông hay lễ hội nhảy lửa kinh điển của người Pà Thẻn, đó đều là những thông tin du lịch Hà Giang hữu ích giúp bạn có những trải nhiệm đậm đà nhất khi đến với Cao nguyên đá Đồng Văn( Dong Van Rock Highland Geopark)…
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn - Hà Giang
Tuy các lễ hội của đồng bào vùng cao tỉnh Hà Giang không có quy mô lớn như những lễ hội miền đồng bằng nhưng với những giá trị nguyên bản, nó đã tạo nên nét đặc sắc riêng, độc đáo. Với dân số tương đối đông, phân bố rộng khắp trong cả tỉnh, đồng bào người Tày Nùng được biết đến với lễ hội Lồng Tồng, tức là lễ hội xuống đồng. Hàng năm vào mùa xuân, người ta tổ chức cúng trên một đám ruộng nhất định trước bản của mình. Mỗi gia đình sẽ mang đến lễ cúng một mâm lễ bao gồm: Thịt, rượu, các loại bánh, xôi ngũ sắc để dâng lên trời đất. Thầy cúng sẽ cầu khấn đất trời cho mưa thuận gió hoà để cho người dân làm ăn được thuận lợi, mùa màng bội thu tốt tươi hơn. Lễ hội thường chia làm hai phần, phần lễ thường mang đậm màu sắc tâm linh, Sau phần LỄ, là phần HỘI diễn ra các trò chơi cho mọi người dân cùng tham gia như: Tung còn, đánh yến, đánh quay, kéo co, hát đối đáp. Trong mấy năm gần đây, người dân trong và ngoài tỉnh thường biết đến lễ hội lồng tồng của bà con người Tày ở xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên. Vào ngày Rằm tháng Giêng, sau lễ dâng hương chùa Sùng Khánh, người dân nơi đây lại vui hội lồng tồng ở ngay khu đất dưới chân đồi trước chùa Sùng Khánh. Với những nét văn hoá đặc sắc, lễ hội lồng tồng của người dân nơi đây ngày càng thu hút đông du khách trong và ngoài tỉnh tham dự.

Lễ hội Lồng tồng - Một đặc trưng rất khác của người Hà Giang

Với người Mông thì lễ hội Gầu tào có nghĩa là hội chơi đồi hay, hội chơi núi mùa xuân - được coi là tiêu biểu nhất. Theo phong tục người Mông, khi hai vợ chồng lấy nhau đã lâu mà không có con trai, gia đình sẽ mời thầy cúng đến làm lễ cầu trời đất, thần linh núi rừng và hứa nếu sinh được con trai thì họ sẽ tổ chức lễ hội cho mọi người vui xuân. Lễ hội thường được tổ chức sau ngày mùng 2 tết, kéo dài 1 đến 3 ngày trên những khu đồi đất tương đối bằng, gần đường đi lại. Ngày khai hội, ngoài việc chuẩn bị lễ vật do gia chủ thực hiện thì mọi thủ tục khác đều do người thầy cúng chủ trì. Sau bài cúng tạ trời đất đã ban cho con cái và sức khoẻ của thầy cúng, đại diện các khách dự hội cầu chúc gia chủ, dân làng người yên, vật thịnh. Nghi lễ khai hội là điệu múa khèn, tiếp theo là cảnh hát hội do ông chủ hội(là một cao niên có uy tín trong làng) và một vài ông già hát dẫn lời. 
Lễ hội Gầu tào của người Mông
Kết thúc phần lễ, phần hội diễn ra rất sôi nổi khắp quả đồi rộng. Chỗ  thì đám thi bắn nỏ, chơi quay cù, mời nhau rượu ngô men lá, chỗ thì từng tốp các chàng trai, cô gái chơi đánh yến, ném quả pao, hát gầu plềnh(hát đối đáp)… Đặc sắc nhất chính là màn thi múa khèn, Người ta thi múa khèn trên cọc, những tay khèn cao thủ còn làm những động tác khá nguy hiểm như uốn người qua một đòn gánh bắc ngang trên chảo thắng cố… Các trò chơi diễn ra vô cùng hào hứng, mặc dù phần thưởng cho người thắng cuộc chỉ là một bầu rượu ngô. Khi tan hội, thầy cúng và gia chủ làm lễ hạ cây nêu. Thân cây nêu được đem về làm dát gường cho gia chủ, chùm giấy hình nhân treo trên đỉnh cây nêu đem về treo trong buồng, bầu rượu thì được đổ tung ra 4 hướng. Lễ hội kết thúc nhưng đồng bào còn chơi xuân, uống rượu, hát đối đáp đến hết rằm tháng giêng mới bắt tay vào vụ sản xuất mới đầy hứng khởi…
Mời nhau những chén rượu ngô thơm nồng


….. Còn nhiều nữa những lễ hội của người Hà Giang, mời bạn đón đọc ở phần tiếp theo nhé

NgonHaGiang.com
[/tintuc]

1 2 3 4 5
BACK TO TOP